KHỞI NGHIỆP - TS. Alan Phan
Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghề nghiệp của mình là khởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.
“Yêu là đau khổ”
Tình yêu không bao giờ khiến ai phải nếm chịu đau khổ cả. Và nếu bạn cảm thấy bị tổn thương bởi tình yêu, nghĩa là có điều gì khác bên trong bạn, không phải phẩm chất yêu thương, đang cảm thấy bị tổn thương. Chừng nào chưa nhận thấy điều này, bạn sẽ mãi ở trong vòng luẩn quẩn.
Vì sao mọi người lại ưa thích bộ phim "Forrest Gump" nhiều như vậy?
Bộ phim sản xuất từ năm 1994 tới giờ vẫn là một trong những bộ phim yêu thích nhất của hàng triệu người trên toàn thế giới, và có khá nhiều lý do cho điều này. Từ tác phẩm truyện đầy cảm hứng và cảm xúc của Forrest, đan xen những khoảnh khắc hài hước mà chúng ta nhìn thấy trên phim.
Đây là 11 lí do khiến Forrest Gump "Luôn làm bạn cảm thấy ấm áp", và luôn là một trong những bộ phim "Hay nhất mọi thời đại".
- John F. Kennedy: Xin chúc mừng, bạn cảm thấy thế nào?
- Forrest Gump: Tôi buồn đái.
- John F. Kennedy: [quay sang camera] Tôi tin rằng anh ấy vừa nói anh ấy phải đi đái. Chàng trai, cậu có ước muốn trở thành như anh ta không ?
Tôi bỏ việc để đi học về trầm cảm. Dưới đây là những gì tôi học được.
Mày 25 tuổi và đang điều hành một công ty nhỏ. Có nhiều người gấp đôi tuổi mày còn chưa làm được như vậy mày biết không?
Con bạn tôi làm ở BBC rất bỡ ngỡ trước quyết định này. Tôi kể với nó về sự trầm cảm tôi phải đối mặt kể từ khi thành lập doanh nghiệp riêng hai năm về trước. Nhưng nó không tin. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ, tôi đang sống một cuộc sống đáng mơ ước, trong khi cô thì mắc kẹt với công việc của mình. Nhưng tôi thì chỉ muốn nói cho nó biết là tôi đang chìm, rất nhanh. Nhưng nó không tin – cái vẻ mặt hoang mang dần dần chuyển thành những lời trách móc mà ai ai cũng đã nghe đi nghe lại đến phát chán: Mày sẽ vượt qua được thôi mà. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thôi. Sống lạc quan lên. Học cách biết ơn đi!
Nhưng không, tôi không vượt qua được. Trầm cảm và tôi đã sống chung với nhau từ rất lâu rồi. Tôi đã từng chối bỏ nó, làm ngơ nó, và nhồi nhét nó trong suốt nhiều năm. Tôi đã từng cố chiến đấu nhưng thất bại. Và khi có vẻ như không còn lối thoát, tôi đi bộ hơn 800km vòng quanh Tây Ban Nha, hai lần, để quyết tâm hạ gục con quái vật này. Nhưng vẫn không khá hơn tí nào.
Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Lần này, tôi quyết định bỏ việc, bỏ cả công ty lại đằng sau, dành những năm tháng tiếp theo để trò chuyện với những nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ lâm sàng, thiếu niên, gamer – tất cả những người tôi có thể tìm được mà đã từng tiếp xúc với trầm cảm và dám mở lòng để nói về điều đó. Tôi muốn biết những lý do làm con người sụp đổ, và làm thế nào để chúng ta có thể chữa lành những vết thương.
Tôi đã rất ngạc nhiên với phản ứng của mọi người về nghiên cứu đầy ngẫu hứng này của tôi. Gần như mọi người đều mở lòng với tôi, một người hoàn toàn xa lạ, họ chia sẻ những câu chuyện về sự mất mát cùng những đau khổ của mình, nhưng họ cũng nói về sự quyết tâm của bản thân, niềm vui của việc chiến đấu và sống sót. Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Những cuộc trò chuyện này cũng làm tôi nghĩ lại mối quan hệ giữa bản thân với sự trầm cảm. Đa số những người phức tạp, thú vị, thông minh, sáng tạo, có nét nhất mà tôi đã từng gặp đều đã từng (hoặc vẫn đang bị) trầm cảm. Đối với họ, cực đoan của sự đau khổ đã cho phép họ khám phá những nơi sâu thẳm nhất của bản thân, làm cho họ sống một cách bất khuất hơn.
Vài tháng sau khi bắt đầu nghiên cứu của mình, tôi đến dự một buổi đọc sách của tác giả người Anh Matt Haig, tại buổi đọc đó, ông giới thiệu cuốn sách Reasons to Stay Alive. Haig là một người ăn nói nhẹ nhàng, có đôi nét hơi xấu hổ - hoặc đây là cách nói khác của việc Haig rất cẩn trọng với câu chữ của mình, không muốn tiết lộ quá nhiều về nội tâm ông. Thay vì trực tiếp trả lời những câu hỏi về trầm cảm, ông đưa ra cho chúng tôi một góc nhìn mới. Ông kể rằng, đa số những lá thư từ người hâm mộ mà ông nhận được đều là từ những đứa trẻ 13 tuổi.
Nhưng tại sao? Những đứa trẻ 13 tuổi đáng lẽ phải đọc truyện tranh hay mấy cuốn tiểu thuyết giả tưởng về ma cà rồng chứ? Reasons to Stay Alive? Ở tuổi 13 á? Khi mọi người bắt đầu lầm bầm cầm sách lên cho tác giả ký, tôi ngồi đó, đực mặt ra, trong lòng bỗng cảm thấy rạo rực.
Tôi đã có thể gạt bỏ đi cảm giác khó chịu đó. Thanh thiếu niên không bị trầm cảm. Chúng là những đứa trẻ bốc đồng, thiếu chín chắn, hay tỏ vẻ ủ rũ, quá nhạy cảm với mọi chuyện và cực kỳ khó hiểu. Chúng nói về đạn dược các thứ, nhưng chỉ vậy thôi. Chúng nói về những mối tình trái ngang và sự nổi loạn tuổi teen, nghe thì có vẻ hơi tệ nhưng đấy mới thật sự là tuổi teen. Hormone rồi sẽ từ từ lắng xuống, sự điên cuồng rồi sẽ dần dần chuyển sang sự trưởng thành.
Trong nghiên cứu của mình, tôi đã phỏng vấn nhiều chuyên gia tâm lý học, và họ cũng nói rằng thanh thiếu niên không thuộc lớp đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Ai cũng biết rằng độ tuổi 20 – 30 mới chính là khoảng thời gian mà trầm cảm lấp ló sau cuộc sống mỗi người. Và ngoại trừ một số vụ xả súng ở trường học ra thì cuộc sống nội tâm của những đứa trẻ 13 tuổi thật sự không có gì nhiều để khám phá và thăm dò.
Nhưng tôi đã không bỏ qua được những lời nói của Haig. Nghiên cứu của tôi cũng đang dần cho ra một kết quả tương tự. Kể từ khi tôi bắt đầu nói chuyện với những nạn nhân bị trầm cảm và cuộc chiến của họ, tôi cũng đã tìm hiểu thêm về những phương pháp trị liệu, những nghiên cứu khoa học đằng sau chúng, và những trải nghiệm cá nhân. Tôi đã nói chuyện với mọi người ở những nẻo đường khác nhau của cuộc sống, và khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh, tôi nhận thấy có một sợi chỉ đỏ liên kết họ lại với nhau.
Khi tôi hỏi họ về lúc mà mọi thứ bắt đầu rạn nứt, nhiều người chỉ điểm về những năm tháng thiếu niên của họ, khoảng thời gian họ còn là những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên. Hồi đó, họ không hiểu hoặc không biết về khái niệm thế nào là trầm cảm. Nhận thức về căn bệnh này đến rất lâu sau khi họ đã phải khổ sở. Nhìn vào quá khứ của mỗi người, họ đều rất khổ sở để tìm ra cách diễn đạt những gì đang diến ra bên trong những cảm xúc của bản thân, và tại sao, làm thế nào mà những cảm xúc này lại ở đó. Thấy được cảm xúc thô của bản thân và cố gắng hiểu được chúng cùng những suy nghĩ đã nhạt dần trong ký ức thật sự là một điều không hề dễ dàng gì.
Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Nhưng tôi vẫn đang cố gắng hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc thô này, một phần vì sự hiếu kỳ của bản thân, và một phần vì tôi thấy được đang có một mẫu hình chung xuất hiện quanh những câu chuyện này. Mọi người kể câu chuyện của mình, nhưng họ cố gắng kiếm một hình ảnh ẩn dụ nào đó để nói lên nỗi đau của bản thân, cứ như là chỉ lời nói không thì chẳng thể nào diễn tả được hết vậy, và trong số những người tôi đã phỏng vấn, nhiều người đã có cùng một trải nghiệm: Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Sự hồn nhiên ở đây chính là cách mà những đứa trẻ vô tư tồn tại, cách chúng sống thoải mái dưới lớp da của bản thân và ngây thơ tin tưởng rằng mọi thứ đều tốt đẹp và sẽ luôn như vậy. Khi sự ngây thơ này mất đi, lý do không hẳn là vì chúng ta đã lớn lên, mà do đâu đó trên đường, chúng ta đánh mất đi cảm giác rằng bản thân mình xứng đáng. Trải nghiệm này được nhà nghiên cứu Brené Brown miêu tả lại rất chi tiết: Cảm giác hoặc trải nghiệm vô cùng đau đớn khi nhận ra rằng bản thân có rất nhiều thiếu sót, từ đó tự nhận bản thân không đủ xứng đáng để được yêu thương – Một sự kiện nào đó chúng ta đã trải nghiệm, tự bản thân gây ra, hoặc những lỗi lầm trong quá khứ, làm cho chúng ta cảm thấy không còn xứng đáng với những mối quan hệ.
Thật vậy, cảm giác không xứng đáng và mất đi sự hồn nhiên này chính là hình mẫu chung trong những cuộc gặp gỡ của tôi. Tôi nhận thấy rằng khi bạn lột bỏ đi các lớp triệu chứng của bệnh tâm lý – sự thiếu năng lượng, không thể cảm nhận niềm vui, mất đi mục đích sống, lo lắng gặm nhấm, và sự cô lập – thì bạn sẽ thấy được cảm giác cốt lõi đó, chính là sự xấu hổ, và nhục nhã.
Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây không phải là theo cái nghĩa mà Sigmund Freud đề ra trong phức cảm Oedipus – những ham muốn biến thái và bốc đồng cơ bản của con người. Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây chính là việc tự ghê tởm bản thân và sự bộc phát của những lời tự phê bình, “Mình không xứng đáng, mình không thể nào bằng người khác được, mình không quan trọng, nơi này không thuộc về mình”.
Với những suy nghĩ này trong đầu, chúng ta tự mặc định bản thân là người có lỗi trong mọi chuyện. Và cũng chính những suy nghĩ này là thứ dần khiến cho bạn bị trầm cảm, ngay cả khi cuộc sống vốn dĩ vẫn bình thường đến bao nhiêu.
Nhà phê bình nội tâm trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy.
Sự xấu hổ lớn lên ở những năm tháng tuổi teen, có khi là sớm hơn. Trong những căn phòng trị liệu tâm lý là những người có vẻ như đã vượt qua được những năm tháng đó nhưng sâu bên trong, họ vẫn còn cảm thấy bản thân mình là cái đứa nhóc dị hợm ở trường, con cừu màu đen, hoặc là cái đứa cố hoài mà vẫn không làm được gì nên hồn. Chúng ta đều có những nhà phê bình nội tâm kiểu đó. Nhưng có những người – những nghệ sĩ, những doanh nhân, những người trầm cảm lâu năm – họ sống gần gũi hơn với những nhà phê bình của họ. Họ bước đi trên phố mà những tiếng nói phê bình đó không còn là những giọng nói trong đầu họ, mà đối với họ, những giọng nói đó đã trở thành cái loa phát thanh. Brené Brown gọi những giọng nói đó là những con quỷ, Arianna Huffington gọi nhà phê bình nội tâm của cô là con bạn cùng phòng khó chịu, còn tôi gọi nhà phê bình của tôi là biên tập viên. Tôi luôn nghe tiếng biên tập viên của mình, lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại những lỗi sai trong câu chữ của tôi, những thứ tôi đã có thể nói mà sẽ làm cho tình huống đỡ bối rối hơn.
Nhà phê bình trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy. Nhà phê bình này thực chất là sự phán xét của những người khác về bản thân chúng ta, dù là thực tế hay tự chúng ta tưởng tượng ra, và khi tâm trí chúng ta còn mong manh, chúng ta nội tâm hóa những lời phán xét, bình luận này, để chúng hàn sâu thành một nhà phê bình nội tâm. Sau đó, không có sau đó nữa. Những lời đánh giá và nhận xét của người khác có thể không trực tiếp làm chúng ta tổn thương, một nhận xét thoáng qua, một cái nhìn chằm chằm, hoặc một câu bình phẩm đơn thuần nhưng nghe giống chỉ trích thường là đã đủ để cho sự xấu hổ tự khắc ăn nhập vào suy nghĩ của chúng ta, và rồi nó như một con ký sinh trùng, lúc nào cũng bám lấy suy nghĩ của chúng ta, ăn hết đi sự tự tin mà chúng ta đã xây dựng, và quyết không bao giờ rời bỏ chúng ta.
Chúng ta cũng đánh mất đi sự ngây thơ của bản thân khi những niềm tin chúng ta có về cuộc sống bắt đầu lung lay và thay đổi. Một thành viên gia đình rời đi và không quay lại, thế là sự linh thiêng của khái niệm gia đình bỗng nhiên bị phá vỡ. Một sự kiện thế này có thể làm cho chúng ta cảm thấy như chúng ta đã mất đi những nguyên tắc của bản thân, mỏ neo đến bến cảng an toàn cũng đã rời xa chúng ta. Nếu như nhà, nơi mà chúng ta luôn có thể quay về, mất đi sự linh thiêng của nó, thì chúng ta còn có thể đi về đâu và tin ai được nữa? Từ nhỏ đến giờ chúng ta đã bao giờ được yêu thương chưa? Chúng ta còn có thể tin được ai nữa không? Chính sự mong manh này sẽ là thứ làm cho chúng ta cứng rắn và khô cằn hơn với thế giới xung quanh.
Và nếu như cuộc sống ở nhà là chưa đủ thì còn có trường học. Cài cúc áo bộ đồng phục vào, học sinh sẽ được khen nếu trả lời đúng, bị phạt nếu dám nói chuyện trong lớp, học sinh gần như không được tự khám phá sự tò mò và trí tưởng tượng của bản thân. Chúng ta, khi ở trường đều đang được nhào nặn thành một đơn vị của xã hội lý tưởng.
Khá tình cờ, nhưng đa số những người mắc chứng trầm cảm mà tôi phỏng vấn đều là những học sinh cá biệt. Họ cảm thấy chán nản – và giáo viên, hoặc là cố vấn tâm lý nói thế này với họ - rằng họ không có động lực học, hoặc bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – và nếu thẳng thắn nói ra, thì họ chỉ đang muốn nói rằng cái đứa nhóc này nó lười, bị đần và không muốn học. Những học sinh cá biệt này thường bỏ lớp để ngồi chơi game, để làm gì? Để được ở bất cứ nơi nào khác ngoài lớp học.
Những điều tôi nói trên đây có thể không có gì mới lạ lắm. Tuổi thơ và tuổi thiếu niên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm phát sinh sau này. Trị liệu tâm lý thường dựa vào các chứng loạn thần kinh chức năng mà có thể đã được truyền cho chúng ta từ cha mẹ và cách mà chúng xuất hiện trong tiềm thức để ám ảnh chúng ta trong cuộc sống sau này. Nhưng người ta chỉ chú ý đến những thứ nổi trên bề mặt – bí mật gia đình, những cuộc cãi vã thê lương giữa bố mẹ và con cái, mấy ông chú lạm dụng, ông bố nghiện rượu,… - và sau đó họ chỉ gom hết những thứ này lại và cho rằng chúng là những yếu tố di truyền, rối loạn chức năng não.
Chúng ta, con người, thường rất bộp chộp cho rằng trầm cảm là một thứ gì đó thuộc về bệnh lý, trong khi sâu thẳm, cốt lõi của trầm cảm lại là một thứ mang tính cá nhân. Tìm được cái thứ gọi là trầm cảm trong cách mà chúng ta sống mỗi ngày, trong mối liên hệ giữa mỗi cá thể và thế giới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng tìm nó đâu đó trong não chúng ta. Và, có lẽ, thay vì chữa sự khốn khổ này bằng những loại thuốc xịn hơn và mắc tiền hơn, chúng ta có thể ngồi xuống, lắng nghe và hiểu những thứ làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ và tủi nhục, những thứ mà xã hội, những giáo viên, và ngay cả chúng ta, đang bắt những đứa trẻ phải chịu đựng, tại sao chúng ta không bắt đầu bằng việc giúp thế hệ sau này lấy lại sự ngây thơ của chúng?
Một bài học mà tôi đã học được từ tất cả những thứ này là viên thuốc thần kì không hề tồn tại, không có bài tập trị liệu hay tư thế thiền nào có thể chữa lành được những vết thương của chúng ta. Những thứ này có thể giúp ích, tất nhiên rồi, nhưng bí quyết thật sự thì rất đơn giản nhưng lại quá khó để nhận ra và chiêm nghiệm: Bí quyết thật sự chính là nhận ra rằng chi riêng bản thân chúng ta là đã đủ rồi. Rằng chúng ta không hề khác biệt, kỳ lạ, tan vỡ, hư hỏng, lầm lỗi, không được yêu thương hay không đáng thương. Nhưng thay vào đó, chúng ta vẫn luôn xứng đáng, kể cả với những thiếu sót của bản thân, chúng ta mạnh mẽ sau những tổn thương, dũng cảm trong những nỗi sợ hãi, chúng ta đủ tốt, chúng ta đều có tiềm năng, chúng ta độc đáo, tuyệt vời, và chúng ta cũng vẫn đang mò mẫm, cố tìm lấy một chỗ đứng trong cuộc đời này.
Tác giả: Elitsa Dermendzhiyska
Nguồn: Medium
Bản dịch của: Trần Hoàng Khanh - Quora Vietnam
Artwork: Depression by Erik Turner
Liệu Freddie Mercury có thực sự điên khùng như bộ phim Bohemian Rhapsody đã mô tả không?
Hãy cùng nhớ lại những thứ điên khùng nhất mà Freddy Mercury đã từng làm khi còn sống:
1. Ông từng cải trang cho công chúa Diana thành người đồng tính để đưa cô tới một quán bar đồng tính.
2. Trong album riêng của mình, Mr Bad Guy, ông có viết lời tựa thế này: “Album này được dành cho con mèo Jerry của tôi. Cả Tom, Oscar, Tiffany và những người yêu mèo khắp giải ngân hà nữa. !#$%#^ bọn còn lại!”
3. Ông viết bài “Crazy Little Thing Called Love” khi đang tắm. Khi đang trong phòng tắm, Freddy chợt nảy ra cảm hứng, thế là ông cho người mang đàn piano đến bồn tắm để sáng tác.”
4. Khi Brian May nói rằng Freddy không thể ghi âm bài “The Show Must Go On” bởi lúc đó ông đã yếu đến mức không đi nổi, thì Freddy làm một hụm vodka, và nói “Anh sẽ làm nó cưng ạ.” Brian không còn gì để nói.
5. Do quá lo lắng rằng ý tưởng trong đầu sẽ biến mất trước khi ông kịp ghi lại, Mercury đã cho lắp đàn piano ở đầu giường! Không chỉ có vậy, cái đàn đó còn có 2 đầu, để ông thậm chí không cần phải quay người lại để chơi đàn.
6. Khi một khán giả hét lên phỉ báng trong một buổi diễn của Queen, ông cho dừng buổi diễn lại, lệnh cho đội kỹ thuật chiếu đèn vào người đó, và nói “Cưng nói lại anh nghe cái.” Người đó im lặng.
7. Ông từng đến một buổi tiệc mang theo một đám người lùn đội trên đầu những cái khay chứa ma tuý.
“Liệu Freddie Mercury có thực sự điên khùng như bộ phim Bohemian Rhapsody đã mô tả không?” thì tôi nghĩ là không. Tôi cho rằng bộ phim đó đã giảm nhẹ đi sự điên khùng thật sự của ông. Dù tôi phải công nhận, rằng màn trình diễn của Rami Malek đã mang đến thành công cho phim, và việc anh phải diễn như vậy là để giữ cho nhịp phim ổn định và giữ được đánh giá PG-13.
Tự do kiểu Trung Quốc
Mấy năm trước, một tay kỳ cựu trong giới công nghệ nói với tôi: Có lẽ thế hệ sau 90, 95 sẽ không còn biết Google là cái gì. Khi ấy tôi nghĩ đây là chuyện hài hước nhất trên đời. Google, công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet, thế hệ người Trung Quốc mới, những người sống không thể thiếu Internet, làm sao có thể không biết đến Google?
Nhưng đến hôm nay, tôi buộc phải nín cười. Bởi vì cái điều tôi tin rằng không bao giờ có thể xảy ra ấy, dần trở thành sự thật.
Không còn ai ở Trung Quốc quan tâm đến cái gọi là công cụ tìm kiếm Google nữa, người ta bằng lòng với cái gọi là baidu.com, dù sao thì họ cũng chưa được dùng Google bao giờ. Không có nó cũng chẳng chết ai. Mọi người vẫn vui vẻ lướt Weibo, Wechat, nghe nhạc, xem chương trình giải trí. Đối với những người chưa bao giờ sử dụng Google, thiếu công cụ tìm kiếm này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ.
Nhiều năm trước, ở Trung Quốc chúng ta vẫn có thể đăng nhập Facebook.Thực ra Facebook cũng nhàm chán như mạng xã hội xiaonei.com của chúng ta vậy. Nhưng ở đó, chúng ta biết được cuộc sống của người nước ngoài ra sao, có thể dễ dàng thăm hỏi bạn bè ở cách xa hàng vạn km. Có thể đọc rất nhiều trang mạng thú vị mà nếu lên Xiaonei bạn hầu như không bao giờ đọc được. Bạn viết bình luận bằng tiếng Trung, những người comment ngay dưới dòng comment của bạn có thể là một anh chàng người Đài, hoặc người HongKong lạ hoắc nào đó. Bạn viết bình luận bằng tiếng Anh, chưa biết chừng một anh chàng người Bắc Âu, tiếng Anh dở tệ nào đó sẽ nhảy vào bắt chuyện với bạn. Bạn có cảm giác thế giới rộng lớn bỗng nhiên thu nhỏ lại, thành cái làng mà bạn đang sống, bạn chưa kịp thò chân ra khỏi cửa, thì hàng xóm đã đẩy cửa bước vào nhà bạn.
Rồi, ở Trung Quốc không còn Facebook nữa. Lúc đầu, sự mất tích của mạng xã hội này khiến vô số người bất bình. Nhưng sau đó, tiếng nói bất bình phẫn nộ dần tan biến.
Nhiều năm trước, người Trung Quốc chúng ta cũng có thể đăng nhập Twitter. Thực ra Twitter cũng na ná Weibo của chúng ta, nơi mà những dòng tin tức chảy trôi không ngừng, ngồi cả ngày chưa chắc đọc được tin tức gì hay ho hữu dụng. Nhưng chí ít ngay lập tức bạn có thể có được tin tức nóng hổi mà bạn muốn biết. Bạn nhanh chóng biết được điều gì đang “hot” trên thế giới, mà không cần thao tác mấy thứ phức tạp như: copy nội dung, dịch nghĩa, forward, chia đoạn, lấy ý chính, loạn hết cả. Bạn sẽ được biết sự thật, sự thật 100%, chưa qua “gia công” tô hồng bôi đen một cách hoặc vô tình hoặc cố ý như trên Weibo.
Sau đó, Twitter không còn nữa. Đầu tiên là phiên bản chính, rồi đến các phiên bản mô phỏng, rồi mô phỏng của mô phỏng. Bây giờ chỉ còn lại cái bắt chước của cái bắt chước của cái bắt chước, chính là cái mà giờ đây, mỗi ngày bạn chỉ toàn nhìn thấy vô số quảng cáo trên đó.
Nhiều năm trước, chúng ta cũng có thể lên Youtube. Có người cho rằng Youtube là Youku quy mô lớn. Năm ấy, có người mạnh miệng tuyên bố: Không có Youtube cũng không sao, Trung Quốc sẽ nhanh chóng phát triển Youku vượt xa Youtube. Thế mà bao năm trôi qua, mạng Youku vẫn lag dữ dội như vậy, nội dung vẫn rác rưởi như vậy, bản quyền bị ăn cắp, nhạc bị đạo, video clip vẫn nghèo nàn tẻ nhạt đáng thương như vậy. Trên youtube bạn sẽ được xem những nghệ sỹ tài hoa nhất thế giới trình diễn, những clip hài hước nhất, những sáng tạo đỉnh cao, những bản nhạc lay động, những khoảnh khắc tuyệt vời. Còn trên Youku, bạn muốn xem 1 phút clip thì trước tiên phải xem nửa phút quảng cáo.
Và, đúng rồi, còn Instagram. Nhiều người cho rằng Instagram na ná QQ. Nhưng ở đó, tôi follow hơn 600 nghệ sỹ nhiếp ảnh, họ đều là những nhà nhiếp ảnh, ký giả xuất sắc nhất thế giới. Mỗi ngày chiêm ngưỡng tác phẩm của họ, mỗi ngày tôi cảm thấy hạnh phúc vô bờ. Cảm giác hạnh phúc lâng lâng của người được đi du lịch tại chỗ. Ở đó tôi kết bạn với một anh chàng người Nhật điển trai rất thích selfie, một bác người Hàn hay uống rượu, một ông cụ người Mỹ 10 năm trước từng đến Trung Quốc và nhiệt tình bấm like, viết comment trên mỗi bức ảnh chụp Tử Cấm Thành mà tôi post trên Instagram, một cô bạn người Nga xinh đẹp tuyệt trần. Tôi hầu như không trao đổi nhiều được với họ, vì những trở ngại về ngôn ngữ. Nhưng chỉ cần một vài câu chữ đơn giản, chúng tôi hiểu được thiện ý của nhau, thiện cảm dành cho nhau. Cảm giác ấy, đôi khi còn hưng phấn hơn cả niềm vui gặp mặt những người bạn lâu năm. Bởi vì đó là quá trình giao lưu hoàn toàn tự do của con người thuộc các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Quá trình ấy thật sự thần kỳ, vô cùng kỳ diệu.
Nhưng giờ đây, nó không còn nữa. Nó không còn nữa bởi vì, bạn gõ một từ đặc biệt nào đó trong một thời điểm đặc biệt nào đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy những bức ảnh mặc định. Mặc dù những người tìm kiếm kiểu này không nhiều, mặc dù dẫu có nhận ra điều gì khác lạ nhưng nhiều người chẳng bận tâm, họ không như tôi, cảm thấy trời đất tối sầm, rồi chợt lóe sáng, rồi trời sập. Chúng đã thật sự biến mất, Instagram đã biến mất như thế, Google đã biến mất như thế, Twitter cũng biến mất như thế, Facebook cũng vậy. Không biết người nào, ở đâu, đã nói gì, và ra nghị quyết thế nào, khiến cho hàng tỷ người giống tôi đây lâm vào tình cảnh hệt như “Gotham trên đảo hoang”, chứng kiến từng cây cầu bị bom phá, bị bom phá, lại bị bom phá. Sau rốt, không còn gì nữa cả.
Tôi thường cảm thấy rất bi ai, vô cùng bi ai. Một người tôi không quen, không biết, có thể là một nhóm nào đó đang không ngừng tước đoạt mọi thứ xung quanh tôi, mà tôi thì hoàn toàn bất lực. Tôi oán trách, nhưng họ không nghe thấy, không ai nghe thấy. Tôi tức tối gào lên, phần lớn những người xung quanh tôi đều nhìn tôi như nhìn một kẻ điên. Tôi đau đớn thét lên, tiếng thét của tôi bị chắn bởi bức tường dày cộm, đen đúa. Tiếng kêu thét của tôi trở nên yếu ớt, chẳng truyền đi được bao xa, rồi nó biến mất hệt như những thứ mà tôi bị tước đoạt, bị đánh cắp. Tôi không thấy nó nữa, như thể nó chưa từng tồn tại.
Ai thèm quan tâm đến những thứ vốn chưa từng tồn tại? Những kẻ hậu sinh làm sao thấu hiểu nỗi bi ai của những người từng có được, rồi bị tước đoạt trắng trợn. Tôi từng có tất cả, tôi từng có cả thế giới. Tôi từng được hít hà bầu không khí tự do và uống dòng nước tự do mát lành trên mảnh đất này. Nhưng rồi trong dòng đời dằng dặc bất tận, sinh mệnh tự do của tôi bị giết chết từng chút một, bị khai tử một cách bất thình lình. Nhưng tôi vẫn có cảm giác chúng đang thoi thóp, như thể chúng đang chết dần chết mòn.
Rồi thì cuối cùng chúng cũng chết thật. Và, cùng với cái chết của chúng, ngày càng nhiều chuyện xảy ra, chậm rãi thôi, lặng lẽ thôi, hầu như không ai phát giác ra. Nhưng đúng là chúng đang diễn ra.
Không có Google thì dùng Baidu, có sao đâu? Nhưng một vài kết quả tìm kiếm càng ngày càng bị đẩy lùi về những trang sau, càng ngày càng lùi về sau, và rồi biến mất. Như thể kết quả đó vốn dĩ không hề được tìm thấy vậy.
Không có Facebook thì dùng Xiaonei, có sao đâu? Nhưng những bài viết mà bạn chỉ có thể post trên Facebook sẽ nhanh chóng biến mất trên Xiaonei. Tiếp theo đó, trang xiaonei.com biến thành trang renren.com, chủ đề trên trang này trở thành những chủ đề đại chúng. Mọi người tranh nhau xem bói, tìm hiểu đời tư của người nổi tiếng, chuyện phiếm, nghe nhạc. Không ai bận tâm thứ gì đó đã biến mất, bởi dù sao thì sự tồn tại của thứ đó vốn dĩ rất mờ nhạt.
Không có Youtube thì dùng Youku, có sao đâu? Nhưng lên Youku, bạn thường “được” xem những clip đạo rẻ tiền, và người ăn cắp thì dương dương tự đắc, tự cho mình là tài ba, như thể cái ý tưởng ấy vốn dĩ là của anh ta vậy. Bạn xem và bạn không khỏi giật mình kinh ngạc, sao anh ta có thể làm được như thế nhỉ! Ăn cắp sáng tạo quá! Nhưng bạn đâu biết rằng, bạn có suy nghĩ như thế là vì bạn không hề biết trên đời còn có một trang mạng tên Youtube.
Không có Twitter thì dùng Weibo, có sao đâu? Nhưng khi bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra gần đây, bạn miệt mài tìm kiếm, nhưng càng tìm thì kết quả sau đây hiện ra càng rõ nét: “Theo quy định của pháp luật, kết quả tìm kiếm không được phép hiển thị”. Lâu dần, bạn nghĩ, dù sao biết được tin tức ấy cũng chẳng để làm gì, thôi thì chẳng tìm nữa, chẳng cần nữa.
Và thế là, từng cánh cửa cứ lần lượt bị đóng sập lại. Hôm nay, ở Trung Quốc bạn mở trang www.worldjournal.com, bạn không thấy nó đâu. Ngày mai, trang web mà kiến trúc sư số một thế giới chia sẻ với bạn đọc cũng biến mất. Đầu tiên là tốc độ load rất chậm, rất rùa, sau đó thì hoàn toàn mất hút. Vài hôm nữa, trang tin tức mà trước đó bạn vẫn vào đọc một số bài viết đều đặn mỗi ngày bỗng mất tăm. Những trang viết độc đáo, xuất sắc đó chỉ hiển thị mấy dòng chữ: Không thể hiển thị. Vài tháng nữa, mạng đại học bị đóng cửa, website nhiếp ảnh bị đóng cửa, thậm chí trang tìm kiếm bằng tiếng Nhật của Baidu cũng không còn.
Tiếp đó, trang truyện tranh biến mất, tiếp đó, trang phim hoạt hình không còn. Tiếp đó, trang phim Mỹ đóng cửa, ngay cả trang download phim Mỹ cũng cũng cũng cũng… hoàn toàn biến mất. Tôn trọng bản gốc, bảo vệ bản quyền ư. Thôi được, vậy thì vì sao, ngay cả trang web chia sẻ sub cũng không còn ???
Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.
Trời tối rồi à, thế thì đi ngủ thôi. Cầu cho cơn say này kéo dài mãi mãi, khỏi phải tỉnh lại.
“Vương triều từ đây vững chắc
Giang sơn từ đây thái bình.”
__________
P/S: Dịch từ một bài viết của một tác giả Tiểu Hải, người Trung Quốc. Bạn không tìm thấy bài viết này ở bất cứ trang mạng nào ở Trung Quốc nữa vì nó đã bị gỡ bỏ triệt để, chỉ tồn tại thấp thoáng trong một vài diễn đàn. Nhưng nó đã được share với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
__________
Chuyện tử tế - Trần Văn Thuỷ
Những ngày qua đã có quá nhiều post về những điều không tích cực (chủ yếu về công ty lừa đảo Thiên Ngọc Minh Uy), vậy đóng lại năm 2016 này bằng một nội dung tích cực đã có cách đây 30 năm (tất nhiên xem xong thì vẫn nặng đầu thôi).
Đọc thêm: Đạo diễn Trần Văn Thuỷ nói về chuyên tử tế ngày nay (trả lời phỏng vấn RFA, đã có trong clip trên)
Tại sao Blogspot - WordPress bị chặn và cách vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc đổi DNS
Thế nhưng Blogspot và WordPress đều bị các ISP ở Việt Nam chặn toàn bộ (chặn DNS, đổi sang dùng Google DNS hoặc Open DNS là được), nghĩa là các web/blog có địa chỉ dạng .blogspot.com hay .wordpress.com đều không thể "truy cập bình thường" ở Việt Nam.
Vậy nên bài viết này đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
- Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
- Làm cách nào để vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc thay đổi DNS? (để bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập được).
1. Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
Thông thường thì các dịch vụ kiểu này sẽ bị chặn khi:- Vi phạm pháp luật của Việt Nam
- Vi phạm "thuần phong mỹ tục" của Việt Nam
- Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ISP ở Việt Nam
Vậy "chính trị" ở đây là gì? Là do hai cái nền tảng này ngon quá nên có kha khá các blog "không vừa mắt" theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam, phần lớn là các blog kiểu "báo lề dân" đối lập với hơn 600 "báo lề đảng", điểm ra thì cũng được vài cái như: Boxit, Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực (Blogspot) hay Anh Ba Sàm (WordPress). Trước thì cũng không chặn, dưng hai cái hệ thống này lại ngon, khó/không hack vào được, tấn công cũng không xong, cướp cũng không nổi, thế nên có cái mệnh lệnh "từ nơi lạ" là chặn lại, vậy là chặn thôi (và đừng có hỏi hay thắc mắc).
Giờ thì rõ rồi chứ, vậy làm thế nào để không bị chặn nhỉ? Có mấy cách như sau:
- Google (Blogspot)/WordPress kiện Nhà nước Việt Nam về việc hạn chế sản phẩm của họ
- Nhà nước Việt Nam "tự dưng" thay đổi (hay còn gọi là "tự diễn biến") nên bỏ mệnh lệnh chặn đi.
Thế nên buộc phải chấp nhận, và tìm cách khác thôi.
2. Vượt qua như thế nào?
Thực ra đây mới chỉ là chặn DNS (cho đến tháng 12/2016), nghĩa là cái ISP ở Việt Nam mỗi khi có yêu cầu (request) vào các sites/blogs .blogspot.com hoặc .wordpress.com thì trả về lỗi là không tìm thấy nên người dùng bình thường sẽ thấy trình duyệt web báo lỗi (nên sẽ không vào nữa). Do đó để vượt qua một cách đơn giản thì đổi DNS của máy tính/điện thoại sang sử dụng máy chủ DNS của nước ngoài chứ không dùng máy chủ DNS của các ISP ở Việt Nam nữa. Ví dụ như:- Google DNS: 8.8.8.8 và 8.8.4.4
- Open DNS: 208.67.222.222 và 208.67.220.220
- Symantec (Norton) DNS: 199.85.126.20 và 199.85.127.20
Nếu dùng máy tính, trình duyệt là Chrome thì cài cái extension có tên là "Hotspot Shield" vào là xài được ngay, còn trên mobile thì có cả mớ, nhưng nên dùng loại app trả tiền cho nó xịn (trên iOS thì nên bỏ $3 ra mua cái VPN Master Pro là ngon, còn không thì cứ tìm cái app miễn phí Hotspot Shield là cũng đủ ngon).
Gọi là "đơn giản" nhưng thực ra không đơn giản vì người dùng bình thường không biết làm cái món này. Vậy liệu có cách thức nào đơn giản hơn nữa để người dùng "bình thường" có thể "truy cập bình thường"? Câu trả lời là CÓ.
Để thực hiện được câu trả lời này thì cần làm 2 bước sau:
Bước 1:
Chuyển sang sử dụng tên miền (domain) riêng chứ không dùng mặc định ở .blogspot.com hoặc .wordpress.com nữa. Khi đó thì cần chi phí mua một cái tên miền, khoảng 250k/năm rồi đưa vào hệ thống blogging.
Đối với Blogspot thì miễn phí (giống như cái blog này là dùng tên miền riêng - tyrionguyen.com), còn đối với WordPress thì phải sử dụng bản trả phí ($3/tháng - ít nhất là cho bản Personal)
Bước 2: (thực ra bước này chỉ áp dụng đối với Blogspot)
Do các tài nguyên ảnh khi biên tập nội dung trong Blogspot sẽ được upload lên máy chủ của Google, sẽ có các địa chỉ là bp.blogspot.com, điều này dẫn tới có dùng tên miền riêng thì vẫn bị chặn không hiển thị được ảnh (vì tất cả các địa chỉ kết thúc với .blogspot.com là bị chặn tuốt tuột, không phân biệt đó là cái gì cả), thế nên mới cần dùng "mẹo" để xử lý tình huống này.
Và cái "mẹo" này là chỉnh ảnh trỏ sang địa chỉ khác (chỉ là địa chỉ khác của Google, còn vẫn là hệ thống máy chủ này), và cái mẹo này đòi khỏi phải cập nhật vào mẫu (template) một vài dòng code Javascript, thế nên cần biết một chút "kỹ thuật" để sửa mã HTML của mẫu (template), còn hem biết thì tìm ai đó biết mà nhờ thôi 😛😛😛😛😛
Cụ thể là đổi các địa chỉ ảnh từ ".bp.blogspot.com" sang "lh4.googleusercontent.com" hoặc "lh5.googleusercontent.com", vì bản chất đây là hệ thống máy chủ dùng để host các nội dung của người dùng, nhưng có nhiều tên miền khác nhau (để sử dụng cho các dịch vụ khác nhau mà).
Cụ thể hơn thì chính là đoạn code Javascript tý xíu ở dưới (với giả định sử dụng jQuery - $):
$('img').each(function(){Đơn giản thế thôi, test thử bằng cách dùng điện thoại (tắt wifi đi rồi dùng 3G - của MobiFone hoặc VinaPhone) truy cập lại chính cái blog này sẽ thấy ngon lành và tất cả các ảnh đều hiển thị tốt 😃😃😃
this.src = this.src.replace(/[0-9]+.bp.blogspot.com/, 'lh4.googleusercontent.com');
});
Hoặc là có cách đơn giản hơn, nếu thấy cái template "Simple Magazine" hiện tại của blog này đủ ngon để dùng, thì chỉ cần lấy về dùng là xong (trong template có sẵn cái đoạn mã trên để điều chỉnh ảnh và cả những thứ khác liên quan rồi), thế thôi.....
Sự cứu rỗi ở nhà tù Shawshank (The Shawshank Redemption)
Giờ bộ phim này quá nổi tiếng rồi, review khắp nới nên cũng không review giới thiệu lại làm gì.
‘Nhà tù Shawshank’, thời gian tạo nên sự vĩ đại (VnExpress):
“Hy vọng là một thứ tốt đẹp và có lẽ là tốt đẹp nhất. Và chẳng thứ tốt đẹp nào có thể chết cả” - những từ mà Andy nói với Red cũng ứng nghiệm với The Shawshank Redemption, khi kiệt tác về tình bạn, cuộc sống và hy vọng này sẽ trường tồn mãi trong lịch sử điện ảnh.
5 bài học sâu sắc về cuộc đời từ bộ phim (Tri Thức Trẻ / GenK):
- Đừng bao giờ để mất hy vọng
- "Get Busy Living or Get Busy Dying"- Hoặc là một cuộc sống ồn ã, hoặc là một cái chết ồn ã
- Hạnh phúc luôn đợi bạn phía cuối con đường
- Giữ vững tâm trí ngay cả khi mọi thứ trở nên tồi tệ
- Lợi dụng người khác sẽ dẫn đến vô số rắc rối
The Shawshank Redemption - Kẻ thua cuộc vĩ đại nhất lịch sử (TT & VH):
Dù không chiến thắng tại Lễ trao giải Oscar, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải công nhận The Shawshank Redemption là một kiệt tác ngay sau khi xem xong
Còn bài học đối với mềnh là: Thành thạo kiến thức về tài chính bao giờ cũng là điều quan trọng bậc nhất 😆
Cuộc đời bi thống của người anh hùng "Phá Tống Bình Chiêm"
Page "The X file of History" là một page rất hay trên Facebook (tốn của tui kha khá thời gian), nhưng bực nhất là các bài thường post theo kiểu mô tả ảnh nên khi xem lại thì chữ đọc rất khó chịu, thế nên copy ra đây để đọc lại cho dễ dàng.
Và để tham gia bình luận trao đổi, mời vào trực tiếp tại page "The X file of History".
Bây giờ, ta sẽ nói một chút về đề tài hoạn quan. Quan điểm của chúng ta về hoạn quan thời phong kiến đôi khi lệch lạc, một phần chính vì các bộ phim truyền hình Trung Quốc mà ta hay được xem. Đó hoặc là những kẻ bệnh hoạn, những kẻ tham ô, hoặc những kẻ nhũng loạn triều chính người người đòi tru diệt. Đấy là Triệu Cao, là Thập Thường Thị, là Ngụy Trung Hiền…
Hoạn quan Việt Nam thì sao? Cũng như nhiều nhân vật lịch sử thời nhà Nguyễn. Lịch sử chúng ta đã lãng quên nhiều vị hoạn quan rất giỏi. Ngoài hai người uy vũ văn võ song toàn Lê Văn Duyệt và Lý Thường Kiệt ở trên. Hôm nay, tôi sẽ cho các bạn hai cái tên nữa. Một người là kiến trúc sư, và người kia uy vũ chẳng kém Lý Thường Kiệt hay Lê Văn Duyệt, nhưng đã rớt lại trong dòng chảy dân tộc.
1- Nguyễn An: tôi không bất ngờ nếu các bạn tròn mắt “Ủa ai đây? Nghe lạ hoắc vậy ta?” Nếu tôi có chút quyền trong tay, tôi cho cái tên này trở thành “Ông tổ của Kiến trúc sư Việt Nam” không chừng. Nhưng mà chắc không đâu. Bởi điều ta tự hào tới đây mang tính chất “gốc Việt” nhiều hơn là tính chính thống.
Người mà các bạn vừa phát âm ra đấy chính là vị TỔNG CÔNG TRÌNH SƯ đã xây dựng TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH dưới thời Minh Thành Tổ. Khi các bạn qua du lịch Trung Quốc hay các bạn du học sinh Việt Nam ở Trung Quốc. Các bạn hãy nhớ rằng, cửa Chính Dương, còn gọi là Tiền Môn, ở phía Nam quảng trường Thiên An Môn hiện tại chính là do ông xây dựng. Quốc Học (Quốc tử giám) giờ là thư viện Bắc Kinh cũng do ông xây nên. Bắc Kinh hôm nay có dấu ấn của người Việt ta.
Kiến trúc sư Nguyễn An quê gốc Hà Đông (Hà Nội ngày nay). 16 tuổi tham gia thi công thành Thăng Long. 26 tuổi, khi đất nước bại trận trước nhà Minh. Ông và hàng trăm chàng trai trẻ, những nhân tài của đất nước này bị Trung Quốc hốt về và bị thiến để làm hoạn quan (Cái nhục mất nước nó ghê gớm lắm). Dù làm hoạn quan, nhưng đức tính khiêm tốn, thanh liêm, và biệt tài tính toán đã giúp ông lọt vào mắt xanh của Minh Thành Tổ. Và tài năng kiến trúc ấy đã nở rộ như mặt trời chính ngọ.
Sau này, nhà sử học Trung Quốc là Trương Tú Dân còn phải viết ra “An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên."
Và ông là người Việt Nam bị bắt làm tù binh.
2- Hoàng Ngũ Phúc: Ai là người đã khiến cho Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ phải sợ hãi một phép? Ai là người khiến cho Tây Sơn phải dùng bạc vàng xin hàng để tránh họa tiêu diệt? Ai là người đầu tiên vượt qua Lũy Thầy Đào Duy Từ nổi tiếng để vượt qua sông Gianh tiến vào địa phận của chúa Nguyễn? Câu trả lời chính là Hoàng Ngũ Phúc – vị đại tướng số 1 của Chúa Trịnh. Và ông cũng là một hoạn quan. Hoàng Ngũ Phúc là một cái tên đã bị rớt lại trong dòng chảy của dân tộc. Dù võ nghệ của ông, mưu kế, tính thanh liêm, sự trung thành của ông là đáng để ngã mũ.
Tôi xin dừng lại ở Hoàng Ngũ Phúc rất ngắn ngủi. Ấy không phải là vì không thể viết hết ý. Mà để dành cho các bạn một bài viết xứng đáng hơn đang đợi các bạn ở tương lai gần trong page "The X file of History" này. Hãy quay lại một ngày, và đọc về vị tướng quân đầu tiên vượt qua Lũy Thầy Đào Duy Từ này.
***
Tôi đã bắt đầu bài viết bằng những câu chuyện về hoạn quan, để nói với các bạn 2 điểm:
- Đầu tiên, để bạn xem chuyện hoạn quan lập nên kỳ công cho đất nước này là một chuyện hiển nhiên, hạn chế những cmt về ông như thể là phát hiện mới (điều tôi đã gặp rất nhiều ở bài viết Lê Văn Duyệt trước đó). Đấy là điểm đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Những người hoạn quan công lao rất lớn và đều vì dân vì nước.
- Thứ hai, hãy nhớ để tự hào: rằng ngoài những trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm, ta đã có những con người tài giỏi thế nào, hơn người thế nào, dù họ khiếm khuyết. Hoạn quan của ta không phá bậy phá bạ như hoạn quan Trung Quốc. Mà ngược lại, còn xây dựng đất nước. Cũng như trong thế giới hiện đại bây giờ. Những người khiếm khuyết đôi khi toàn vẹn hơn nhiều lần những người bình thường khác.
***
Bây giờ, ta hãy đến với nhân vật chính của bài viết, câu chuyện về Thái Úy Lý Thường Kiệt.
ĐỜI TƯ
Lý Thường Kiệt sinh năm 1019, ông vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Họ Ngô chắc khiến bạn có chút liên tưởng, không sai chút nào. Ngô Tuấn chính là cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền: người anh hùng đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc. Dòng họ Ngô đã sinh ra hai người anh hùng ở hai thế kỷ khác nhau đánh tan quân xâm lược phương Bắc.
Đây ta tạm gọi là “hổ tổ sinh hổ chắt”.
Các bạn mang họ Ngô hãy tự hào về hai vị anh hùng của mình nhé.
Ngô Tuấn dung mạo đẹp đẽ, khôi ngô, và từng được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Không chỉ có vẻ ngoài, Ngô Tuấn còn là một người thông minh và ham học hỏi. Văn võ song toàn. Đọc binh pháp Tôn Tử từ nhỏ, lại giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Tuổi trẻ tài cao như thế, lại thêm vẻ ngoài tuấn tú. Một người có thể coi là hoàn hảo. Đúng là “tài hoa chi lắm cho trời đất ghen”. Một người hoàn hảo như thế lại trở thành hoạn quan?
Câu hỏi này sẽ là nghi vấn ngàn đời.
Bài viết hôm nay của tôi sẽ là một cách nhìn mới được kiến giải qua những phân tích sự kiện đã có với hiểu biết cá nhân.
Ngô Tuấn thời trẻ có một mối tình oan nghiệt với một người con gái tên là Dương Hồng Hạc - mỹ nhân thuộc dòng họ Dương. Người sau này trở thành hoàng hậu Thượng Dương. Mối tình đó không thể đi đến cuối cùng, vì Dương Hồng Hạc được gả cho thái tử Lý Nhật Tôn.
Thời đầu phong kiến Việt Nam có hai dòng họ lớn, đấy là họ Dương và họ Ngô. Mối uyên nguyên từ Ngô Quyền – Dương Đình Nghệ vào thế kỷ IX kéo dài đến Ngô Tuấn – Dương Hồng Hạc của thế kỷ XI. Nhưng Ngô Tuấn không có cái quyền nghiêng trời lệch đất như Ngô Quyền để quyết định cho vận mệnh của mình. Sự chấm dứt mối tình với hoàng hậu Dương Hồng Hạc đã dẫn đến một bi thương về đợt “hoạn quan” sau này của ông. Dương Hồng Hạc không được Lý Thánh Tông để ý, và bà muốn Lý Thường Kiệt có tác động trong cuộc “thâm cung nội chiến” này. Đứng giữa tình thế hung hiểm như vậy. Lý Thường Kiệt bắt buộc phải lựa chọn. Đi sai một bước thì lưỡi gươm của cả hoàng thượng và hoàng hậu đều có thể đặt lên đầu ông.
Việc ông trở thành hoạn quan có thể nói là bởi vì ông không muốn trở thành cái gai trong mắt hoàng thượng, cũng là lời cáo chung đầy bi thống của ông đối với Dương Hồng Hạc, và hơn cả, là lời khẳng định rõ ràng nhất xin đứng ngoài cuộc trong câu chuyện tình yêu và mối quan hệ lằng nhằng chốn hậu phi này.
Cho dù cái giá phải trả là đắt, quá đắt !
Đấy là lý do tại sao một chuẩn tài mạo song toàn, dung mạo tựa ngọc như Lý Thường Kiệt lại trở thành hoạn quan. Bởi vì sinh mệnh của bản thân và cái chí lớn chưa làm gì nên sự nghiệp, không thể chết vì một mối tình thời niên thiếu trong cuộc chiến chốn quan trường và chốn hậu cung.
Sự sủng ái mà thái tử Lý Nhật Tôn (sau này là vua Lý Thánh Tông) đã dành cho ông như một sự bù đắp lớn lao cho cái hy sinh khủng khiếp ấy của người đàn ông văn võ song toàn, dung mạo đẹp đẽ đó. Không chỉ được đổi thành họ Lý mà các chức danh cao quý nhất đã lần lượt đến với Ngô Tuấn. Và Lý Thường Kiệt đã đáp lại bằng trí tuệ và võ lược của mình để giữ vững cho thiên hạ nhà Lý.
Một bằng chứng nữa, khi vương phi Ỷ Lan và hoàng hậu Thượng Dương có cuộc đấu đá cho vị trí nhiếp chính. Lý Thường Kiệt đã chọn Ỷ Lan. Điều này cho thấy tâm tư cẩn mật của ông là ra sao, và tầm nhìn của ông. Nên nhớ khi ấy Thượng Dương Hoàng Hậu có sự ủng hộ của thái sư đầu triều Lý Đạo Thành. Tư duy chính trị nhạy bén ấy là lý do cho ông trở thành vị quan đầu triều nắm giữ mọi chức vị quan trọng và luôn được tín nhiệm. Tầm nhìn của ông, mọi nước cờ đều là lựa chọn không chỉ đặt đại cuộc lên hàng đầu mà còn giữ cho ngày ông mất, là mồ yên mả đẹp.
Ngô Tuấn Lý Thường Kiệt là một vĩ nhân, bởi chỉ có vĩ nhân trăm năm có một người như thế, mới đánh đổi được và làm được những điều thống thiết đến như vậy, bi tráng đến như vậy, và tạo nên sự nghiệp anh hùng ngất trời mà ta sẽ biết sau bài này.
VÕ LƯỢC
Có lẽ khi chúng ta được dạy về Lý Thường Kiệt, các bạn thường nghe kể về kỳ tích đánh Tống và bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”. Tôi sẽ không bắt đầu bằng câu chuyện ấy, tôi sẽ dẫn dắt các bạn đến với câu chuyện về kỳ tích khác của vị tướng uy vũ này. Đấy là “Bình Chiêm”.
Vào năm 1069, lãnh thổ đất nước ta kéo dài đến tỉnh Hà Tĩnh là dừng lại. Đấy là lãnh thổ của Đại Việt. Lãnh thổ của Chiêm Thành kéo dài từ Quảng Bình cho đến Ninh Thuận bây giờ. Tôi dùng địa danh hôm nay nên chắc các bạn mường tượng ra rồi.
Thời điểm đó, Đại Việt là một quốc gia hùng mạnh và ra lệnh cho Chiêm Thành phải thần phục. Vua Chiêm khi đó là Chế Củ thay đổi chính sách ngoại giao và muốn thần phục nhà Tống, dựa vào nhà Tống để chống đối Đại Việt.
Vua Lý Thái Tông không chấp nhận điều ấy, quyết định Nam Tiến. Đại tướng tiên phong Lý Thường Kiệt từ Thăng Long đi đường thủy, dẫn 5 vạn quân với 2000 chiến thuyền bằng mọi giá phải khiến Chiêm Thành thần phục. Tại nơi đây, ta được chứng kiến cảnh "hổ vào chuồng dê". Quân Chiêm Thành không có ai đáng là đối thủ của Lý Thường Kiệt, thế của ông như chẻ tre, đánh đâu thắng đấy:
- Ngày 24/2/1069, vua Lý Thánh Tông hạ chiếu tấn công Chiêm Thành.
- 10 ngày kể từ khi rời Thăng Long, đưa quân vào hải phận Chiêm Thành.
- Sau 15 ngày, Lý Thường Kiệt có mặt tại cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình ngày này). Dừng ở đây một chút nhé. Bạn có thấy hành quân thần tốc không? Đã nắm sử thời nhà Lý ở đây, bạn sẽ dễ dàng hiểu về cuộc hành quân của vua Quang Trung. Lý do vì sao ông có thể hành quân nhanh như thế để ra tiêu diệt Tôn Sĩ Nghị, cũng chính từ đường thủy mà ra.
- Cửa Nhật Lệ là nơi tập trung của thủy quân Chiêm Thành. Một cuộc đụng độ xảy ra, Lý Thường Kiệt dễ dàng bẻ gãy tuyến phòng thủ thứ nhất của Chiêm Thành.
- Sau 19 ngày, quân Đại Việt đã kéo tới Quy Nhơn. Tướng Chiêm là Bố Bì Đà La dàn trận trên bờ sông Tu Mao chặn đánh. Vào trận, sau vài nốt nhạc. Lý Thường Kiệt chém đầu tướng Chiêm là Bố Bì Đà La rồi vượt qua sông Tu Mao, thẳng tiến đến kinh đô Chiêm Thành. 26 ngày để từ kinh đô nước mình qua kinh đô nước bạn. Trước Quang Trung và Lê Trọng Tấn, đấy là Lý Thường Kiệt.
- Vua Chế Củ trong đêm mang vợ con chạy trốn. Lý Thường Kiệt hạ gục Chiêm Thành. Trong vòng 1 tháng, đuổi Chế Củ ra tới tận biên giới Chân Lạp. Và bắt sống tại biên giới. Khi đó là vào tháng 4.
- Tháng 7, đoàn quân Nam Chinh chiến thắng trở về. Vua Chế Củ và toàn gia bị bắt sống. Để xin toàn mạng. Chế Củ xin cống nạp cho Đại Việt ba châu: Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý. Bạn biết đó là vùng đất nào không? Đấy là Quảng Bình và Quảng Trị hôm nay. Có lẽ đọc đến đây, mình đã cho các bạn miền trung biết thêm một chút lịch sử của quê hương các bạn rồi đấy.
35 năm sau, người kế thừa ngôi báu của Chiêm Thành là Chế Ma Đa quyết định đòi lại đất của tổ tiên. Ông mở đợt phản công nhắm về Đại Việt và lấy lại 3 vùng đất ấy. Lý Thường Kiệt buộc phải ra tay. Năm ấy, vị tướng già của chúng ta đã 85 tuổi. Lý Thường Kiệt là vị tướng quân có tuổi thọ cao bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ông làm quan trải qua ba đời vua nhà Lý, gồm Lý Thái Tông : 1028-1054 , Lý Thánh Tông : 1054-1072 và Lý Nhân Tông: 1072-1127.
Lại một lần nữa, ông đánh tan quân Chiêm Thành. Buộc Chế Ma Na phải trả lại 3 vùng đất đã được lấy đi.
Với nền tảng nhà Lý đặt ở thế kỷ XI trên bệ phóng là mưu lược cầm quân của Lý Thường Kiệt. Các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn sau này dần dần tạo nên đất nước hình chữ S như ngày hôm nay. Tất cả mọi sự đều bắt nguồn từ quân trạng của Thái Uý Lý Thường Kiệt.
***
Câu chuyện hôm nay để hiểu về con đường mà cha ông ta đã từng đi. Hãy góp phần bảo vệ quê hương, đấy là vùng đất cha ông ta đổ xương máu để giành được. Lịch sử luôn công bằng, lịch sử sẽ hỏi ta rằng, đất không phải là ta giành được, đất là do cha ông đổ máu mà có, thế hệ sau hãy phát triển hoặc giữ gìn mảnh đất chứ đừng phá công sức của cha ông.
Nếu hôm nay phá hoại tấc đấc của cha ông, ngày xuống suối vàng, trả lời sao với tiền nhân đây?
(Hết phần 1: “BÌNH CHIÊM”. Đón đọc Phần 2: “PHÁ TỐNG”)
Tả quân Lê Văn Duyệt - Ta đã lãng quên ai?
Page "The X file of History" là một page rất hay trên Facebook (tốn của tui kha khá thời gian), nhưng bực nhất là các bài thường post theo kiểu mô tả ảnh nên khi xem lại thì chữ đọc rất khó chịu, thế nên copy ra đây để đọc lại cho dễ dàng.
Và để tham gia bình luận trao đổi, mời vào trực tiếp tại page "The X file of History".
Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về người giỏi nhất dưới trướng của vua Gia Long: tả quân Lê Văn Duyệt. Về cái cách ông đã xây dựng một vùng đất, cho người dân sống trong hạnh phúc, an lành. Lịch sử thời bình, cần những bài học về những con người như thế này.
Ông đã bị lãng quên, sự lãng quên của sử sách dành cho ông khiến những người có tâm với lịch sử phải đau lòng. Lê Văn Duyệt, hãy nhớ tên vị tả quân này. Bởi 3 thế kỷ trước, vào buổi đầu sơ khai của lịch sử vùng đất Nam Kỳ. Ngài đã một tay gây dựng cơ đồ, tạo nên nền tảng giàu mạnh cho vùng đất phía Nam đất nước ngày nay, với Gia Định – SaiGon là trung tâm.
***
Ta sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện:
Năm 1807, Lê Văn Duyệt nhận lệnh vua đi dẹp loạn Mọi Vách Đá. Thay vì thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa, tả quân Lê Văn Duyệt ra lệnh chém đầu chưởng cơ Lê Quốc Huy, tên đại thần tham nhũng, tàn ác, nguyên nhân chính khiến người dân bất mãn với triều đình và hình thành nên cuộc khởi nghĩa.
Tôi tin rằng khi kể câu chuyện này, rất ít người được nghe. Lê Văn Duyệt đã làm một việc mà trước giờ không ai làm. Hành động xuất phát từ lòng thương dân và sự căm ghét những kẻ tham nhũng, tàn hại dân. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra, triều đình đưa quân đến dẹp. Nhưng chưa bao giờ nghĩ ngược lại: nếu dân không bị đàn áp, bị bóc lột, thì dân khởi nghĩa làm cái gì? Hành động của Lê Văn Duyệt lập tức có đáp án: chỉ một năm sau khi chém Lê Quốc Huy, Mọi Vách Đá tự động tan rã.
Năm 1819, khi đi thị sát hai tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An. Hai vùng đất nổi tiếng nhiều nhân tài nhưng cũng lắm kiêu binh. Lê Văn Duyệt thẳng tay trừng trị những kẻ tham quan ô lại ở trong vùng, vỗ yên dân chúng. Mọi ý đồ nổi loạn chấm dứt.
Kẻ thù không bao giờ là dân. Kẻ thù là những con sâu đục khoét bên trong.
Vào cái giai đoạn mà nhà Nguyễn có một sự đề phòng nhất định cho Cơ Đốc Giáo cũng như “bế quan tỏa cảng” thì ở Gia Định – Chợ Lớn điều này không hề xảy ra. Lê Văn Duyệt đã tạo nên một vùng đất trong mơ với bàn tay giang rộng đón mời tất cả, không phân biệt nghèo hèn, tôn giáo, sắc tộc. Khi 2 giáo mục bị Minh Mạng bắt giữ, chính Lê Văn Duyệt đến tận nơi xin thả người. Chợ Lớn chính nhờ nền tảng của ông mà phát triển đến tận ngày nay. Các dân tộc Hoa, Việt, Ấn, Miến Điện, Chiêm Thành, Vạn Tượng ... đều đoàn kết và yêu thương nhau. Nếu nhà Nguyễn “bế quan tỏa cảng” thì Gia Định lại mở rộng cửa cho thuyền vào, Lê Van Duyệt đã nói “Cái nhà đóng cửa cài then thì sao gió vào được. Gió không vào được thì sao người khỏe được.” Ông khuyến nông, trọng thương biến vùng đất trở nên giàu có vô cùng, và được cai quản bằng sự thượng tôn pháp luật. Con kênh Vĩnh Tế được xây dựng, nói theo ngôn ngữ hiện đại của dân xây dựng: nếu Thoại Ngọc Hầu là chỉ huy trưởng, thì Lê Văn Duyệt là trưởng ban quản lý dự án của công trình. Bằng một cái tầm của một bậc vĩ nhân đã xây nên con kênh quan trọng nhất thời phong kiến Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà cả kinh tế.
Chứng kiến những điều ấy, cụ Phan Thanh Giản đã nói “Gia Định thật có phúc khi có được một tổng trấn như đại quan.”
Những gì tả quân Lê Văn Duyệt làm đôi khi ngược hẳn với chính sách ở Phú Xuân – Huế. Nhưng ông vẫn làm bởi sau lưng của ông là dân, vì dân mà ông làm, chứ không phải vì cá nhân nào cả. Ông làm cho người dân được no đủ. Với ông, thế là đủ. Nhưng sau này ông mất đi, Minh Mạng đã phủ nhận ông. Con trai nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã vì đè nén mà đứng khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bị chìm trong bể máu (chúng tôi sẽ có 1 bài dành cho chuyện này sau).
Tả quân sẵn sàng khoan dung với giặc nếu kẻ thù có lòng hối cải, nhưng nếu chống lại thì ông thẳng tay trừng trị cực kỳ tàn bạo. Ông đặt thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Kẻ ăn năn thì tiếp nhận, kẻ ngoan cố thì lãnh đòn.
Năm 1822, một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu đã đến Gia Định. Sau này trong hồi ký của mình, Crawfurd đã viết những dòng sau về Gia Định thế kỷ 19.
Tôi bất ngờ thấy rằng nó (thành Gia Định) không thua gì kinh đô nước Xiêm. Tôi có cảm giác rằng đây là một vùng đất lý tưởng.
Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có, người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp nếu chúng ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với kẻ không quy phục triều đình. Chưa ở đâu, kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày, một đứa con vô lễ chửi mẹ mà tổng trấn biết được, ngài phạt cực nặng.
Đối lập với Bắc Kỳ và Trung Kỳ đang vất vả. Gia Định thành ngày đó là thiên đường của người Việt.
Nhưng vì sao ông bị phủ nhận? Vì ông bị vua Minh Mạng thanh trừng? Hay vì ông là người theo phò Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn?
Dù lý do nào đi nữa, sự phủ nhận và sự thiếu vắng tên ông thời điểm bây giớ cũng khiến những người có tâm với sử nhà đau lòng.
Chúng ta luôn nói về chống tham nhũng. 200 năm trước, tả quân sau khi chém đầu Huỳnh Công Lý – cha vợ nhà vua vì tham nhũng (đừng tưởng Việt Nam không có Bao Công nhé). Ngài đã dâng tấu cho Minh Mạng, nội dung bản tấu như sau: “Chống tham nhũng như chống mối, phải chống từ nóc chống xuống. Đám quan tham nhũng như bầy mối. Mối càng to, đục khoét càng dữ. Không diệt trừ tận gốc thì nhà sập. Lúc ấy bệ hạ và quần thần muốn đỡ cũng đỡ không nổi đâu”
Tiếng lòng ấy 200 năm sau vẫn còn nguyên giá trị !
Tôi xin kết bài này bằng một câu trong báo An Ninh Thế Giới, số 3 - tháng 3/2008: "Lịch sử phức tạp có thể mang định kiến, chủ quan và sai lầm. Nhưng lòng dân thì luôn sáng suốt và giản dị, ai thương dân, đó là người yêu nước. Những con người như thế vẫn luôn được dân xem như những bậc anh hùng. Đền thờ ông được dựng nhiều nơi"
-----------------------
- Nếu có dịp, ghé qua Bình Thạnh, bạn sẽ được nghe về cái tên “Lăng Ông Bà Chiểu”. Đấy chính là lăng của tả quân Lê Văn Duyệt. Rất đẹp và sừng sững còn mãi với thời gian. Và mình cho các bạn ở TPHCM thêm một kiến thức lịch sử nữa: đường Cách Mạng Tháng 8 trước 1975 là đường Lê Văn Duyệt.
- Một số dẫn chứng được tham khảo từ cuốn sách "Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ" của "Tạp chí xưa và nay".
- Thông tin tham khảo thêm tại Wikipedia (bản tiếng Việt)
Những tủ sách bị khoá trái...
Nguồn: FB Thuỵ Anh (https://www.facebook.com/notes/10152489753716814/)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một hình ảnh khiến tôi lâu nay vẫn day dứt khi nghĩ về cái gọi là “văn hóa đọc” của Việt Nam. Đó là một ngày cách đây gần 5 năm, khi tôi đến chơi nhà một người bạn. Anh chị đang đốc thúc con học. Góc nhà có một tủ đầy ắp sách nhưng bị khóa chặt. Bố mẹ quyết định chỉ được đọc khi … nghỉ hè để không ảnh hưởng đến việc học. Mà kỳ nghỉ hè của chúng thì giờ đây bị “cắt giảm” chỉ còn vẻn vẹn một tháng! Các cô cậu nhỏ phải tập trung học kiến thức, đắm chìm vào các kỳ thi, rảnh ra chút nào lại đăng ký học các lớp kỹ năng sống, lấy đâu ra thời gian cho sách!
Vậy đấy! “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của tuổi nhỏ” bị nằm im trong tủ sách, trong thư viện nhà trường, để rồi sau đó, chúng ta lại la lên trên mặt báo về một văn hóa đọc đang đi xuống, rằng mỗi người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách một năm!... (!) (Số liệu mà Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch đưa ra tháng 4/2013)
Điều gì có thể cản trở văn hóa đọc?
Đó là một thái độ xã hội đối với việc đọc sách. Việc không kết nối được sách với chương trình học tập nặng nề của trẻ cũng là môt cách cản trở văn hóa đọc. Cách dạy đọc hiểu ở trường theo quy trình khô cứng, không hoặc ít tương tác cũng sẽ dần triệt tiêu cảm xúc đọc của trẻ, khiến chúng ta mất đi một thế hệ bạn đọc mới ngay từ khi họ chớm tiếp cận với thế giới văn chương.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo, diễn giả, một chuyên gia về văn hóa đọc của Tổ chức đọc sách quốc tế (IRA) ở California – Kelly Gallangher năm 2009 đã phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc “triệt tiêu năng lực đọc”, trong đó đặc biệt cần chú ý đến 2 nguyên nhân: nhà trường chú trọng việc luyện thi cho học sinh hơn là dạy chữ dạy người; cấu trúc quyền lực trong nhà trường và lớp học, phương pháp giảng dạy tiêu cực đã làm suy giảm trải nghiệm việc đọc tự do và chân thành của trẻ (theo thông tin của nhà nghiên cứu Trương Huyền Chi).
Ngoài ra, nhiều người gần đây bày tỏ sự lo lắng chính đáng về sức hấp dẫn của thế giới nghe nhìn phong phú – những games, những phim ảnh, mạng xã hội sẽ chiếm một thời lượng lớn trong cuộc sống con người, để góc của những cuốn sách giấy đương nhiên bị thu hẹp. Nếu không thận trọng ngay từ bước đầu cho trẻ tiếp cận các phương tiện công nghệ, những say mê không đúng cách với thế giới ảo có khả năng thủ tiêu mãi mãi mối liên hệ giữa trẻ và sách.
Đọc sách là tự học
Trên thực tế, những cuốn sách bị khóa kia hoàn toàn có thể hỗ trợ bọn trẻ trong việc học, chưa nói là có thể trở thành một người thày thực sự, với dẫn dắt mềm mại của mình khiến đứa trẻ tham gia vào quá trình tự học, tự đào tạo một cách tự nhiên nhất. Trước hết là mở rộng vốn từ, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn từ lúc nào không biết thay vì khổ sở với mớ lý thuyết “danh từ, cụm danh từ, động từ và cụm động từ...” mà trẻ phải học ra rả để trả bài thi. Từ vựng của nhà văn được đặt trong không gian câu chuyện, khơi gợi tưởng tượng và cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan. Chẳng hạn, khi các bé tiểu học đọc “Những chiếc áo ấm” của Võ Quảng theo phương pháp tương tác, các bạn nhanh chóng nhớ những từ và cụm từ “mưa phùn”, “gió bấc”, “lất phất”, “run lên bần bật”. Các em có thể minh họa bằng động tác cơ thể cho mỗi từ, mỗi hình ảnh và sau đó ngay lập tức có thể dùng chúng cho lời nói, câu văn của mình vừa chính xác, vừa tràn ngập cảm xúc. Có em nói: “Vừa nghe đến từ MƯA PHÙN là con đã run hết cả lên vì lạnh, nhưng cũng thích thích vì nghĩ đến Tết!”. Và đây chính là điều tuyệt vời nhất mà sách có thể mang đến cho trẻ: cảm xúc! Khả năng rung động trước một tác phẩm văn học, trước cái đẹp, trước những câu chuyện giữa con người và con người – đó chẳng phải là điều mà môn Văn trong nhà trường hướng tới sao?
Sách còn có thể là... trợ giảng đắc lực của thày cô. Tôi còn nhớ, ngày chúng tôi học về Trần Hưng Đạo, về “ba lần chiến thắng quân Nguyên”, cô giáo Sử khuyên đọc “Trăng nước Chương Dương”, “Trên sông truyền hịch” (Hà Ân). Và tôi đọc. Cảm xúc hào hùng của thời đại lập tức bao bọc lấy tôi. Những con người, những nhân vật lịch sử cười nói, giận hờn, thao thức... khiến tôi cứ trả bài môn Sử là lại nhìn thấy họ đâu đó xung quanh. Điều này khiến tôi nhớ bài nhanh hơn cả khả năng tôi thường nhớ được. Những trang sách ấu thơ như thế mãi là “suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu” (Bằng Việt)...
Từ những cảm xúc nhiều cung bậc có thể nhận được qua sách, trẻ được hướng dẫn về các giá trị sống và kỹ năng xã hội. Có thông điệp nào mà trẻ không thể nhận được qua sách?! Tình yêu thương, tình mẫu tử, phụ tử, sự trung thực, lòng quả cảm, niềm trắc ẩn... và nhiều giá trị nhân văn khác nữa! Nó sẽ có hiệu quả mạnh hơn hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc trẻ phải ra rả các kết luận của bài học Giáo dục công dân. Một bạn nhỏ đọc xong cuốn “Anaruk, cậu bé ở Greenland” (Czeslaw Centkiewicz) đã chia sẻ rất ngây thơ: “Con đọc xong thấy quý những... món ăn mẹ nấu hơn.” Bạn khác lại bảo: “Con sẽ bắt chước người Eskimo, kể chuyện cười để khỏi cãi nhau với bạn! Vừa vui lại thoải mái, không làm ai buồn.” - đó là cách giải quyết mâu thuẫn của các bạn nhỏ ở Bắc cực. Cách hành xử của nhân vật, những câu chuyện nhà văn kể lại luôn có mục đích mà dễ hiểu, dễ tiếp thu thông qua rung cảm cá nhân giúp cho trẻ có nhiều trải nghiệm mới, từ đó xây dựng cho mình một bộ giá trị tinh thần – điều mà việc đánh giá hạnh kiểm ở trường không thể bao quát được.
Ở xã hội hiện đại bây giờ, khi mà những thông tin về hiện tượng trẻ bị trầm cảm hay nạn tự tử ở thanh thiếu niên tăng lên, thì sách còn nâng đỡ đứa trẻ trong tuổi khủng hoảng dậy thì, giúp nó tìm được sự cân bằng và những ý nghĩa tích cực của cuộc sống.
Để sách và các em được tự do đến với nhau
Như mặt trời mọc lên mỗi sáng, sách và những đứa trẻ dù sớm dù muộn cũng cần được tìm đến với nhau tự nhiên và giản dị nhất. Nếu thay đổi cách tiếp cận, thay đổi phương pháp hướng dẫn trẻ, chúng ta sẽ đạt được điều này. Ngay cả công nghệ thông tin với e-books và nhiều phương tiện khác nữa cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa trẻ vào thế giới kỳ diệu của sách, thế giới tri thức phong phú và tinh tế về cảm xúc, là một trong những gốc rễ bền vững của việc xây dựng con người sáng tạo và tử tế trong tương lai.
Hãy để những tủ sách chứa những cuốn sách sẽ là thày, là bạn thân thương của các em không bao giờ còn bị khóa trái!
Những bộ phim truyền cảm hứng khởi nghiệp
Cá nhân mềnh thì thích 3 phim là:
- The Social Network (Mạng xã hội) - xem trực tiếp tại đây
- The Intern (Bố già học việc) - xem trực tiếp tại đây
- TV Series "Silicon Valey" (Thung lũng Silicon) - Hiện tại (2016) đã có 3 seasons, xem trực tiếp season 1 (8 tập), season 2 (10 tập), và season 3 (10 tập)
Mời đọc xem đánh giá của bà con trên Internet ở dưới
----------------------------------------
Bạn muốn có thêm động lực và nguồn cảm hứng khởi nghiệp mạnh mẽ, bạn không chỉ cần đam mê mà còn nên có những bài học kinh doanh quý báu từ thực tiễn, bạn bè, sách vở hoặc phim ảnh. Những bộ phim sau sẽ là kim chỉ nam vững vàng cho sự nghiệp kinh doanh của bạn.
1. The Social Network (Mạng xã hội)
Bộ phim kể quá trình khởi nghiệp của Mark Zuckerberg: từ một sinh viên Harvard trở thành người chủ của một mạng xã hội quyền lực. Phim giúp người xem hiểu hơn về việc để khởi nghiệp thành công đòi hỏi bạn phải có một số khả năng như sự linh hoạt và thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Ngay từ khi ra đời (năm 2010), không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phim The Social Network đã trở thành bom tấn.
Pirates of Silicon Valley ra đời vào năm 1999 tái hiện lại thời kỳ đầu phát triển ngành công nghệ tại Mỹ cũng như sự thành công của Bill Gates và Steve Jobs. Bộ phim mang phong cách tài liệu này đưa đến cho người xem cái nhìn khá thú vị về cuộc sống của hai nhà sáng lập Microsoft và Apple.
Hai “tên cướp” Bill Gates và Steve Jobs vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nhân noi theo. Bạn sẽ tìm thấy những bài học quý giá cho mình sau khi xem bộ phim này.
3. The Pursuit of Happyness (Mưu cầu hạnh phúc)
Mặc dù trở thành người vô gia cư và phải đấu tranh để có thể nuôi sống con trai nhưng Christ không bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình. Bộ phim gửi đến thông điệp rằng, niềm đam mê cùng với sự chấp nhận hy sinh là những điều mà doanh nhân cần có để đạt được thành công.
4. Moneyball (Tiền Bi)
Vì đội bóng không có đủ tiền để trả cho các cầu thủ nên Billy Beane đã tìm ra cách đặc biệt để đưa đội bóng của mình đi thi đấu.
Sự sáng tạo của Beane đó chính là một trong những đặc điểm của doanh nhân thành công-tìm ra cách để làm điều gì đó tốt hơn. Bên cạnh đó, Beane cũng không bao giờ để tâm đến những người chống đối và thay đổi niềm tin vào tầm nhìn của mình.
5. Wall Street (Phố Wall)
Năm 1987, đạo diễn Oliver Stone đã biến Gordon Gekko (do Michael Douglas thủ vai) trở thành một trong những nhân vật bị ghét nhất trên lịch sử phim ảnh với câu nói nổi tiếng “Tham lam là tốt”. Bộ phim tập trung nói về những quyết định phạm pháp và vô đạo đức của Bud Fox (do Charlie Sheen thủ vai) để có thể trở nên giàu có như Gordon Gekko.
Đừng bán bản thân mình chỉ vì tiền. Là một doanh nhân không phải chỉ vì sự giàu có và nổi tiếng.
6. Top Secret (Thiếu niên bạc tỷ)
Bộ phim Thái Lan kể về 1 học sinh trung học ham chơi điện tử khởi nghiệp khi mới 16 tuổi từ bán đồ trong trò chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học để bán hạt dẻ với doanh thu 2,000 baht khi 18 tuổi.
Dựa theo một câu chuyện có thật về một cậu nhóc người Thái, gia đình phá sản để lại số nợ lên đến 40 triệu baht và bỏ trốn sang Trung Quốc sống. Đây thực sự là một bộ phim đáng xem.
7. Freakonomics The Moive
Các nhà làm phim đã xây dựng nhiều câu chuyện ngắn, phong phú hướng tới việc trả lời cho câu hỏi: Điều gì thực sự khiến người ta hành động? Có phải do phần thưởng về tài chính khích lệ sinh viên học tập nâng cao điểm số? Có phải những tay vật su-mô sẽ gian lận nếu được khuyến khích làm thế?
Nếu hiểu được động cơ thúc đẩy con người hành động, bạn sẽ thúc đẩy được họ trở thành khách hàng lớn nhất của mình.
8. Once in a Life Time
Once in a Lifetime cho thấy khả năng thu hút những tài năng hàng đầu cho công ty của bạn không bao giờ là không thể. Đội bóng Cosmos đã chứng minh được điều này khi kí được hợp đồng trị giá 5 triệu đôla với vua bóng đá Pele vào năm 1975. Ngay lập tức, tài năng phi thường này khiến đội bóng trở nên nổi tiếng và dẫn dắt đội đến trận đấu tranh chức vô địch trước 77,691 fan hâm mộ tại sân vận động Giants.
Từ đây bạn có thể rút ra bài học là: Nếu thuê người giỏi nhất, công ty bạn sẽ là công ty tốt nhất.
9. Standing in the Shadows of Motown
Nhóm The Funk Brothers đã tham gia hát bè cho cho những ca khúc hit hàng đầu còn nhiều hơn cả những hit của Elvis, The Beatles, The Beach Boys và The Rolling Stones cộng lại. Tuy rằng những ca sĩ nổi tiếng của Motown thu được danh tiếng từ việc hát ca khúc, The Funks Borhters đã đứng sau tất cả âm thầm làm nên nhịp điệu cho những bài hát ấy.
Bài học: Ưu tiên hàng đầu là sắp xếp những người đáng tin vào những vị trí hàng đầu trong hồ sơ điều hành doanh nghiệp của bạn. Nhưng, điều quan trọng hơn là, hãy bố trí nhân tài vào những vị trí mà ít người quan tâm tới.
10. Ayn Rand: In Her Own Words
Tạo nguồn cảm hứng cho cac nhà kinh doanh đầy tham vọng, Rand là nhân vật trung tâm trong bộ phim, đã đưa ra những triết lí sống dựa trên các luận điểm cá nhân đầy thuyết phục. Bà tin rằng con người phải chọn cho mình các giá trị và hành động theo lí trí.
Những phát biểu của Rand nhắc rằng bạn nên giữ một cái đầu lạnh trong suốt những thử thách khó khăn nhất, để tập trung tìm ra cách hợp lí giải quyết vấn đề.
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau...